Âm thanh hoà bình giữa lòng thành phố
Giới thiệu
Tiếng chuông sẽ ngân vang hàng ngày khi Thánh Lễ bắt đầu. Trong điều kiện lý tưởng, bạn có thể nghe thấy trong một phạm vi rộng lớn cho đến tận các nơi như: Ichigaya, Kojimachi, Yotsuya 3-chome, Shinjuku Gyoen, Imperial Palace, National Stadium...
Vào ngày Lễ Chúa Nhật thì hai quả chuông vang lên, vào ngày Lễ Mừng của nhà thờ thì cả 3 quả chuông (lớn, trung, nhỏ). Mỗi quả chuông đều có tên riêng. Nhưng tại sao gọi là Chuông "âm thanh hoà bình"?
1. Chuông làm từ vũ khí
Quả chuông là món quà từ nước Đức và được gọi là "Chuông báo hoà bình". Kim loại được sử dụng làm vật liệu, nguyên bản là xe tăng và pháo đã sử dụng trong thế chiến thứ II ở Đức. Vâng, vũ khí đã được sử dụng cho chiến tranh.
Chuông Yotsuya, từ vũ khí đã được đúc lại và được thổi một luồng sinh khí mới. Chính xác là sự tồn tại tượng trưng cho nguyện vọng hoà bình. Tiếng chuông chính là "Lời cầu nguyện cho hoà bình". Cầu mong cho lời cầu nguyện ấy vang vọng đến với những người sống ở trung tâm thành phố.
2. Tháp chuông
Chiều cao gốc là 41.8 mét. Thế nhưng vào năm 2011, bởi vì trận động đất lớn phía đông Nhật Bản, phần kim loại phía trên của cây Thánh giá đã rủ xuống. Hiện tại cây Thánh Giá bằng nhôm nhẹ và nhỏ gọn hơn đã được gắn vào. Tháp chuông hiện tại được xây dựng cùng vị trí của tháp chuông của Thánh đường cũ. Bên trong tháp chuông được gắn ba quả chuông từ thời của tháp chuông cũ.
3. Tên quả chuông
Chuông Thánh Inhaxiô
1. Lớn: Chuông Thánh Inhaxiô
2. Trung: Chuông của Sophia
3. Nhỏ: Chuông Thánh Têrêsa
4. Giờ chuông kêu
Thánh đường cũ
+ Ngày thường: 07:00, 12:00, 18:00
+ Chúa Nhật:07:00, 08:30, 10:00, 12:00, 13:30, 17:50
*Chú thích: Sophia = ΣΟΦΙΑ. Tiếng Hy Lạp
Trong tiếng Nhật nghĩa là "Sự thông thái của Chúa" "Sự thông thái nhất đưa con người thành người đáng mơ ước".
*Ghi chú: Quả chuông này được cho là hình mẫu cho bài hát "Sofia no Kane" của Sada Masashi.